Ý nghĩa các chỉ số trong bóng rổ mà các cầu thủ cần biết
Mọi người thường xem các trận đấu bóng rổ, hiểu rõ luật chơi của chúng nhưng bạn đã hiểu hết các chỉ số trong bóng rổ chưa? Để hiểu rõ hơn về các chỉ số và thuật ngữ trong bóng rổ các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng hợp các chỉ số trong bóng rổ thường gặp nhất
Ở các trận thi đấu, các chỉ số trong bóng rổ thường được hiển thị bằng những từ viết tắt trên bảng ghi điểm. Dưới đây là cách đọc 22 chỉ số phổ biến nhất và ý nghĩa biểu hiện của chúng:
– Mins (minutes): là tổng số phút một người chơi tham gia thi đấu trong trận bóng rổ đó. Con số này được các nhà thống kê làm tròn lên/xuống theo gia số là 30 giây. Ví dụ: một cầu thủ chơi 30:24 giây sẽ tính là đã chơi 30 phút, còn nếu người đó chơi 30:36 thì tính là chơi 31 phút.
– Pts (points): Số điểm đã ghi được trong trận đấu.
– FGA (field goals attempts): Chỉ số này đề cập đến số lần ném bóng của cầu thủ trong thời gian thi đấu quy định trừ những quả ném phạt.
– 2PM (2 points made): Là tổng số bàn thắng 2 điểm mà một cầu thủ/đội ghi được.
– 3PM ((2 points made): Tổng số bàn thắng 3 điểm mà một cầu thủ hay một đội ghi được.
– 2PA (2 points attempts – nỗ lực ghi 2 điểm): Số lần ném bóng từ 2 điểm.
– 3PA (3 points attempts – nỗ lực ghi 3 điểm): Số lần ném bóng từ 3 điểm.
– 2P% (2 points percentage): Tỉ lệ % ghi 2 điểm của một cầu thủ/đội.
– 3P% (3 points percentage): Tỉ lệ % ghi 3 điểm của một cầu thủ/đội.
– FTA (free throws attempted ): Số lần ném phạt trong trận đấu.
– FT% (free throw percentage): Tỉ lệ (%) ném phạt của một cầu thủ/đội trong trận đấu.
– OFF (offensive rebounds): Số pha phản công tấn công.
– AST (assists): Số pha kiến tạo dẫn đến bàn thắng của một cầu thủ/đội bóng rổ.
– STL (steals): Số lần cướp bóng của người chơi/đội bóng.
– FGM (field goals made): Số bàn thắng ghi được.
– FG% (field goal percentage): Tỉ lệ (%) bàn thắng mà một cầu thủ ghi được trên sân.
– FTM (free throws made): Tổng số quả ném phạt được một cầu thủ/đội thực hiện trong trận đấu.
– DEF (defensive rebounds): Số pha phản công phòng ngự.
– REB (rebounds): Tổng số lần bật lại (tính cả phản công phòng thủ và phản công tấn công).
– BLK (blocks): Số pha chặn bóng thành công của một cầu thủ hoặc đội phòng ngự.
– Fls on (fouls on): Số pha phạm lỗi.
– TO (turnovers): Mất bóng.
>> Tham khảo thêm: 10 cầu thủ bóng rổ cao nhất thế giới, vóc dáng lý tưởng
Các thuật ngữ trong bóng rổ cầu thủ cần biết
Thuật ngữ về vị trí của các cầu thủ trên sân
– C (Center – trung phong): Người giữ vị trí này thường là người có thân hình cao lớn và không cần phải sở hữu kỹ năng chơi bóng quá điêu luyện như những vị trí khác. Nhiệm vụ chính của cầu thủ trung phong là cản phá những pha tấn công của đối thủ, thực hiện bắt bóng bật bảng và mở đường cho đồng đội lên rổ.
– PF (Power Forward – tiền vệ chính/trung phong phụ): Là người gần trung phong nhất và rất mạnh mẽ trong những pha tranh chấp bóng. PF thường chơi ở những vị trí cố định gần rổ theo đúng chiến thuật huấn luyện viên đặt ra để tranh bóng và ghi điểm. Nhiệm vụ của tiền vệ chính là cố gắng ghi được càng nhiều điểm càng tốt.
– SF (Small Forward – tiền vệ phụ): Đây là cầu thủ vô cùng linh hoạt và có khả năng đưa bóng vào rổ ở cự ly trung bình dễ dàng.
– PG (Point Guard – hậu vệ): Có vị trí chơi khá bao quát trên sân, chủ yếu tham gia phòng ngự cho đội bóng.
– SG (Shooting Guard – hậu vệ ghi điểm): Sở hữu kỹ năng nhồi bóng tốt để có thể kiểm soát và thực hiện tấn công mạnh mẽ. Đặc biệt, SG có thể ghi điểm ở cự ly xa (pha ném bóng vào rổ giành 3 điểm).
Thuật ngữ về cách chơi bóng
– Jump shot: Nhảy lên và ném bóng vào rổ.
– Fade away: Ngửa người về sau ném bóng.
– Lay up: Chạy đến gần rổ, nhảy lên cao và ném bóng vào rổ (hay còn gọi là lên rổ)
– Hook shot: Ném bóng bằng một tay.
– Dunk/slam dunk: úp rổ ghi điểm.
– Alley – oop: Cầu thủ trực tiếp bắt bóng và đưa bóng vào rổ ngay sau đó.
– Rebound: Bắt được bóng bật từ trên rổ xuống sau một pha ném bóng không trúng rổ của đối thủ..
– Dribble: Dẫn bóng.
– Spin dribble: Dẫn bóng xoay người.
– Speed dribble: Dẫn bóng nhanh.
– Block: Chặn bóng để đối thủ không thể đưa bóng vào rổ mà không phạm lỗi.
– Steal: Cướp bóng.
– Tip in: Sau pha ném rổ hụt khiến bóng bị bật ra, một cầu thủ nhanh chóng dùng tay để đẩy bóng trở lại vào rổ.
– Break ankle: Cầu thủ giữ bóng đang chạy về 1 phía rồi lại đột ngột đổi hướng khiến cầu thủ phòng ngự bị mất thăng bằng và ngã.
– Post move: Dùng vai để từ từ lấn bóng tiến vào sát rổ.
– Half court shot: Thực hiện ném bóng từ giữa sân.
– Spin move: Cách xoay người thoát khỏi đối thủ.
Thuật ngữ về chuyền bóng
– Chest pass/direct pass: Trực tiếp chuyền bóng vào ngực.
– Assist/assistance: Chuyền bóng kiến tạo (pha chuyền bóng cho đồng đội giúp họ ghi điểm ngay sau khi nhận được bóng).
– One handed pass: chuyền bóng bằng một tay.
– Overhead pass: Chuyền bóng qua đầu cầu thủ phòng ngự đội đối thủ.
– Bounce pass: Chuyền bóng bật đất.
– Behind the back pass: Chuyền bóng sau lưng.
– No look pass: Không cần quan sát đồng đội mà vẫn chuyền bóng cho người đó một cách chính xác (do sự ăn ý với nhau).
– Outlet pass: Pha chuyền bóng diễn ra ngay sau khi cầu thủ phòng ngự bắt được bóng (pha rebound).
Thuật ngữ phòng thủ
– Man to man defense: Hình thức phòng thủ 1 kèm 1.
– Zone defense: Phòng thủ trong khu vực.
– Box one defense: Chiến thuật phòng ngự 1 người kèm 1 người ném rổ chính, 4 người còn lại sẽ phòng thủ theo từng khu vực.
– Triangle defense: Lối phòng thủ tam giác.
– Press defense: Phòng thủ bằng cách áp sát đối phương.
Thuật ngữ về các lỗi trong bóng rổ
– Shooting foul/arm – push violation: Lỗi đánh tay (kéo tay hoặc đẩy tay đối phương khi họ đang ném bóng).
– Jumping violation: Lỗi nhảy.
– Traveling violation: Lỗi chạy bước (cầm lấy bóng và chạy từ 3 bước trở lên).
– Double dribbling: Lỗi 2 lần dẫn bóng.
– Backcourt violation: Lỗi đưa bóng về sân nhà.
– 5 seconds violation: Lỗi cầm bóng quá 5 giây mà không chuyền/nhồi/ném bóng.
– Technical foul: Lỗi kỹ thuật.
– Intention foul: Lỗi cố ý.
– Flagrant foul: Lỗi nghiêm trọng.
– Fouled out: Bị đuổi ra khỏi sân.
– Charging foul: Phạm quy khi thực hiện tấn công.
– Personal fouls: Phạm lỗi cá nhân.
– Team fouls: Lỗi đồng đội.
Những thuật ngữ khác trong bóng rổ
– Time out: Thời gian hội ý dành cho các đội bóng.
– Out of bound: Bóng ở ngoài sân.
– One-point game: Kết thúc trận đấu với chênh lệch thắng thua là 1 điểm.
– Fast break: Pha phản công nhanh.
– Full court shot: Pha ném bóng từ sân nhà vào trúng rổ của đội đối phương giúp ghi điểm tuyệt đối.
– Free throw: Ném phạt.
– Three point shot: Cú ném bóng 3 điểm.
Trên đây là toàn bộ các chỉ số trong bóng rổ mà Kiến thức thể dục chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết có thể giúp bạn bổ sung cho mình nhiều kiến thức hơn đối với bộ môn bóng rổ. Theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về thể thao nhé!
Bài viết Ý nghĩa các chỉ số trong bóng rổ mà các cầu thủ cần biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Trang chia sẻ kiến thức thể dục và thể hình uy tín nhất Việt Nam.
source https://kienthuctheduc.com/cac-chi-so-trong-bong-ro/
Comments
Post a Comment